Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Cùng bé học bảng chữ cái tiếng anh nào

Đây là chương trình tiếng Anh dành cho trẻ em, các bài giảng sẽ được trình bày sinh động, đơn giản và dễ hiểu nhất.




Vừa rồi, bé đã làm quen với tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh rồi. Để giúp bé nhớ bảng chữ cái và ôn tập lại những gì đã học, bé hãy cùng chị tham gia các trò chơi rất thú vị liên quan tới các chữ cái và cùng nghe bài hát ABC nhé. Còn bây giờ đã đến lúc kích chuột để chơi những trò chúng ta thích rồi!




chúc các en có những giây phút học tiếng anh online vui vẻ.

Liên hệ với chúng tôi để đăng ký cho bé những khóa học tiếng anh bổ ích:

TRUNG TÂM ANH NGỮ NEW OCEAN

Địa Chỉ : Số 37, Ngõ 121, Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Phụ trách Tiếng Anh: 0989.129.140 - Ms.Dung or 0989.129.140 - Ms.Tú

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Dạy ngữ điệu tiếng Anh cho trẻ

Dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ cho trẻ là dạy cho trẻ ngữ pháp, từ vựng và cú pháp câu. Mặc dù những lĩnh vực trên đều rất quan trọng để trẻ có thể phát triển khả năng ngoại ngữ của mình thì việc học và hiểu được ngữ điệu của tiếng Anh cũng là một lĩnh vực quan trọng không kém.
Ngữ điệu là sự thay đổi trong cách nhấn trọng âm trong việc học tiếng anh.Việc phát âm ngữ điệu không chính xác có thể gây khó hiểu cho người nghe và có thể làm thay đổi nghĩa của từ hoặc câu. Vì trẻ có cách học và nhu cầu khác với người lớn nên khi dạy tiếng Anh cho trẻ chúng ta cần có những kỹ thuật đặc biệt.
  1. Khi học ngữ điệu của ngôn ngữ, trẻ cần có những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh; các bài học về ngữ điệu có thể được sử dụng trong mối liên kết với bài tập từ vựng. Hãy khởi động không khí với một số trò chơi nếu có thể.
  2. Sử dụng những ví dụ gần gũi với lứa tuổi của trẻ. Đưa ra những ví dụ thể hiện sự khác nhau trong cách đánh trọng âm như “I WANT an ice cream cone now” và “I want and ice cream cone NOW.” Hoặc những ví dụ thể hiện sự thay đổi nghĩa của câu khi thay đổi trọng âm như “WHERE are you going?” và “Where are YOU going?”.
  3. Ngoài những ví dụ về trọng âm, chúng ta có thể sử dụng những ví dụ thể hiện sự khác nhau về nghĩa khi ngắt câu. Bạn hãy cố gắng dùng những ví dụ hài hước với tranh ảnh sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về những khác nhau đó.
  4. Cho trẻ tham gia những hoạt động như vừa học vừa chơi với những tấm thẻ. Bạn hãy bắt đầu với những động từ và đưa ra những ví dụ cho trẻ. Khi trẻ đã hiểu, bạn hãy để chúng tự đặt câu với những từ học được, trong đó có sử dụng những từ vừa học được và những ngữ điệu khác nhau có thể làm thay đổi nghĩa của câu.
  5. Thay thế những hoạt động bằng những hoạt động thụ động hơn để học ngữ điệu như bảng làm việc. Bạn có thể sử dụng một bảng làm việc được soạn sẵn dựa trên các hoạt động trước.
  6. Sử dụng những bài tập phân vai để thể hiện ngữ điệu và cảm xúc trong câu nói. Bạn có thể cho trẻ luyện tập những giọng điệu khác nhau với cùng một câu để thể hiện cảm xúc. Ví dụ, nói to câu “Come out and play NOW” có thể mang nghĩa công kích, trái lại khi nói “Come and play now” với giọng đều đều có thể mang nghĩa là một lời mời thân thiện.